Friday, March 31, 2023

Sài Gòn dưới tán cây xanh

Những ngày Sài Gòn nắng nóng rát da mà được đi dưới hàng cây xanh mát mới dễ chịu làm sao! Mình yêu quý cây cổ thụ, mảng xanh ở thành phố này, như một cảnh đẹp, một di tích quý giá.

Có bao giờ đi đường bạn thắc mắc hàng cây cao lớn kia tên gì, bao nhiêu tuổi không? Mình thì có. Số đông chúng ta quan tâm đến mùa hoa kèn hồng, mùa hoa phượng vàng rực, hiếm bạn trẻ nào biết đến câu chuyện của cây cổ thụ đất Sài Thành này.

Mình cũng thích hoa và sẽ để dành dịp nào đó đi ngắm chúng, nhưng có một thứ mình muốn ưu tiên lưu giữ lại hơn. Đó chính là những hàng cây cổ thụ của Sài Gòn.

Sài Gòn nằm ở vùng cận nhiệt đới và nóng ẩm quanh năm. Từ thời tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt cho đến khi thực dân Pháp đô hộ, cây bóng mát đã được trồng để giảm bớt cái nắng nóng. Trong đó phổ biến nhất phải kể đến cây xà cừ, cây sao đen, cây dầu, me và đặc biệt có những cây gỗ quý như cẩm lai, giáng hương, săng mã…

Được trồng từ những năm 1800, hàng cây trên đường phố như Phạm Ngọc Thạch, Pasteur, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Duẩn, Trương Định, Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Bỉnh Khiêm và đường Tôn Đức Thắng – Ba Son (trước đây, giờ chỉ còn là hoài niệm) có tuổi đời lên đến trăm năm.


 Hàng cây xà cừ hơn trăm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng giờ chỉ còn là kỷ niệm. Ảnh: Vnexpress

Nếu một ngày buồn chán, bạn muốn “tìm đến nơi có nhiều cây cối” ở Sài Gòn, hãy đến những con đường ấy, đi xe chầm chậm hay đi bộ và cảm nhận bạn nhé!

Friday, December 31, 2021

Phụ Nữ miền Nam trước 1975

 Hình ảnh những thiếu nữ thanh lịch phong cách hiện đại vào những năm 1960-1970 của Sài Gòn xưa  trước năm 75 



Mode quần Cigar Patte của phụ nữ Sài Gòn thập niên 70

 




Phụ nữ miền Nam cách đây nửa thế kỷ. Cho dù họ đi bộ, đi xe đạp, xe honda, hay ngồi xích lô đạp, xích lô máy, đi xe hơi hay máy bay...vv...thảy đều rất đẹp và toát lên phong thái nền nã, duyên dáng, văn minh, thanh lịch.. của xã hội VNCH thời đó. Họ đi nhẹ, nói khẽ...Một dạ, hai thưa...ngọt sớt...
 
Đó là nhờ sự giáo dục từ nhỏ trong môi trường giáo dục nhân bản, khai phóng, tự do, văn minh... của VNCH.
 
 Nó hình thành nên tính cách người miền Nam thời bấy giờ.
Tất nhiên, hàng triệu đồng bào miền Bắc khi dư cư vào Nam họ cũng được hưởng như vậy, cũng như thời đó không ai phân biệt vùng miền Bắc, Nam, Trung gì cả. 
Tất cả đều là đồng bào đúng nghĩa.
 
FB : Cao Kỳ Nam

Thursday, January 14, 2021

SÀI GÒN CỦA TÔI

 


                                          chợ Bến Thành
 



                                                                           SVSQ Thủ Đức dắt đào bát phố cuối tuần
Sài Gòn vẫn rất dễ thương
Cái tên dù lạ con đường vẫn quen
Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư xa nào đó, thường là câu hỏi “Sài Gòn bây giờ ra sao?”
                                                    đường Duy Tân

TÔI VÀ SÀI GÒN

“…Người ta đang tìm đủ cách để thành phố này không còn ký ức của Sài Gòn. Nhưng với người Sài Gòn, Sài Gòn mãi mãi là Sài Gòn mà không có một cái tên nào khác có thể thay thế được…”

saigon_nam60

Tôi vốn không phải là dân Sài Gòn. Tôi là thằng con trai miền Trung vô Sài Gòn kiếm cái chữ từ những năm cuối của thập niên sáu mươi, đầu bảy mươi của thế kỷ trước. Là thằng sinh viên nghèo tự lập chẳng ai nuôi nên tôi chỉ quanh quẩn ở những xóm lao động của Sài Gòn hoa lệ thời ấy.

Tuesday, September 17, 2019

Sài Gòn và những mảng màu đối lập-

Image result for “Thương nhớ Sài Gòn”

Tôi đã từng sống ở Sài Gòn gần 40 năm – 34 năm liên tục kể từ 1975 đến 2009 và một vài năm không liên tục trước 1975. Một quãng thời gian đủ dài cho một đời người để thành phố này, với tôi, đã trở thành gắn bó mãi mãi. Khi nói chuyện với mọi người bao giờ tôi cũng nhận mình là người Sài Gòn, cho dù tôi không sinh ra và có thể, cũng sẽ không sống những ngày cuối đời tại đây.

Sunday, September 15, 2019

Là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch!

Sinh ra, lớn lên và sống gần hết đời ở cái đất Sài Gòn này mới thấy nó chán phèo. Hồi nhỏ thì chơi tạt lon, đánh đáo, giựt cô hồn… Thả diều không được vì ông già Mười, nhà có xe hơi xách baton rượt, sợ vướng dây điện. Tụi tui lấy kẹo cao su gắn dính vô chuông cổng nhà ổng rồi bỏ chạy. Lớn hơn chút nữa thì chơi bầu cua, cát tê, xập xám…

Là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch!
Mỗi tối mẹ sai tôi xách thùng rác ra gốc me ngoài đường đổ. Tối cúp điện, tôi vừa xách thùng rác vừa nghêu ngao: “…Đường về hôm nay tối thui, gập ghềnh em không thấy tui, em đụng tui, em nói tui đui…” Tội nghiệp bản “Kiếp nghèo” của Lam Phương, tôi chỉ cám cảnh a dua hát theo chứ đâu biết sửa lời. Trời nóng, để tạm thùng rác ở gốc me, chạy ra phông-tên nước gần đó, năn nỉ mấy chị ma-ri-sến gánh nước thuê, cho em thò cái đầu vô vòi nước một chút. Mát đầu có sức quậy tiếp.
Xóm nhỏ đôi khi lầy lội. Thỉnh thoảng mấy bà trong xóm cũng cãi nhau ầm ĩ. Hôm sau hai ông chồng lại ngồi khề khà nhậu với nhau, còn mấy bả đon đả tiếp mồi. Cãi nhau là chuyện nhỏ, chuyện hôm qua cho nó qua luôn. Đời sống nghèo ở Sài Gòn là vậy, có gì thơ mộng đâu?