Tuesday, December 29, 2015

Những khu phố bình dân và nét đẹp tuyệt vời ở Sài Gòn

Những nơi bình dị tuyệt vời ở Sài Gòn

Người ta yêu Sài Gòn vì những thứ rất đỗi đời thường. Đó là những con hẻm nhỏ, những khu chung cư hàng chục năm tuổi đã ám màu thời gian, là thành phố về đêm lung linh hay đơn giản hơn là cốc cà phê sữa đá bình dị.  

Người ta yêu Sài Gòn vì những thứ rất đỗi đời thường. Đó là những con hẻm nhỏ, những khu chung cư hàng chục năm tuổi đã ám màu thời gian, là thành phố về đêm lung linh hay đơn giản hơn là cốc cà phê sữa đá bình dị.

Nhà thờ Đức Bà

Saturday, December 26, 2015

Sài Gòn xưa, vẻ đẹp còn mãi với thời gian

Sài Gòn xưa sẽ là sự tò mò đối với nhiều bạn trẻ ngày nay. Sài Gòn ( nay là Thành Phố Hồ Chí Minh ) vốn được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông
 
https://saigonchuyenchuake.wordpress.com/2015/10/11/sai-gon-xua-ve-dep-con-mai-voi-thoi-gian/
 2be85770793e830a842fe9049f8ba7fd-640x413

     Sài Gòn xưa sẽ là sự tò mò đối với nhiều bạn trẻ ngày nay. Sài Gòn ( nay là Thành Phố Hồ Chí Minh ) vốn được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông” với những hình ảnh sầm uất, năng động và hối hả. Thời gian dần qua đi, Sài Gòn càng phát triển, có những công trình kiến trúc bị thay thế, cũng có những địa chỉ, những hình ảnh bị lu mờ. Tuy nhiên, những hình ảnh ảnh độc đáo của các kiến trúc lớn như nhà hát lớn, UBNN, nhà thờ Đức Bà, bưu điện thành phố… thì vẫn được bảo tồn và giữ nguyên nét đẹp của Sài Gòn xưa.
 **

Thursday, October 29, 2015

Saigon Một Thời



Nhạc và lời: Phạm Anh Dũng - Tiếng hát Xuân Thanh )
 



Quang cảnh trước mặt tiền Quốc hội VNCH

Tôi sính dùng ý “ một thời “ để gọi Saigon, mảnh đất thân yêu đã lưu lại hồn tôi rất nhiều hình ảnh và kỷ niệm đẹp. Bởi vì chợt một chiều nào đó em gái Saigon đã ghé lại thăm tôi trong chiếc áo dài thiên thanh, hay màu vàng óng ả, hay màu đỏ của sắc trời.
Tôi chưa đến độ lãng mạn nhìn em Saigon “ uống ly chanh đường, thấy môi em ngọt “ hay “ trời hôm nay mưa nhiều hay chút nắng, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông “, ông thiên sanh không phú cho tôi cái thiên tài sáng rực đó để ca tụng em, người con gái Saigon.

Wednesday, July 8, 2015

Những điều ít biết trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn


6 quả chuông nặng gần 30 tấn, đàn organ cổ nhất nhì Việt Nam, đồng hồ khổng lồ... trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn gần 140 năm tuổi rất ít người biết đến.



Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây năm 1877, hoàn thành ba năm sau đó với tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu France Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Công trình dài 91 m; rộng 35,5 m; vòm mái chính cao 21 m và hai tháp chuông cao gần 57 m. Toàn bộ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi).

Tuesday, June 30, 2015

Hai ngôi chợ truyền thống ở Sài Gòn


Chợ Xóm Mới hình thành trong năm 1954, ngay sau khi dân chúng miền Bắc di cư vào Sài Gòn ổn định nơi ở tại đây lập nên. Chợ Xóm Mới có diện tích khoảng 2,500m2 thuộc phường 16, quận Gò Vấp. Theo địa hình, chợ Xóm Mới tọa lạc giữa một bàn cờ, với mặt tiền giáp một đường phố của phường 13, và nhiều đường phố, ngõ hẻm thuộc các phường lân cận dẫn vào chợ. Ðại đa số tiểu thương tại chợ Xóm Mới và cư dân ở khu vực này là bà con theo đạo Thiên Chúa.

Sunday, May 3, 2015

SÀI GÒN THƯƠNG MẾN

Sài gòn xưa “Hòn ngọc Viễn Đông”

Bây giờ Viễn Đông thành phố nào là hòn ngọc? 

Tôi nghĩ thế thấy thương yêu da diết 

Một Sài Gòn rực rỡ nét hào hoa.

Sài Gòn bây giờ thành phố đã đổi tên
Tôi vẫn muốn gọi bằng cái tên thương mến cũ
NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Monday, March 30, 2015

Sài Gòn và Tuổi Thơ của Tôi

         Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.
Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc Cộng năm 1968 thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất.