Saturday, October 22, 2016

Quê SAIGON Khung trời quá nhiều kỷ niệm của một thời xa xưa

 





 Tui thơ trong xóm
















Xe bò trên đường Lê Li cui thế k 20
Đường làng 15 (đường Lê Quang Định) lúc bấy gìờ hầu hết chỉ có người đi xe đạp, thỉnh thoảng có vài chiếc mobylette hay xe nhà binh của Pháp chạy qua, lẫn tiếng xe thổ mộ lóc cóc trên đường. Khoảng đầu thập niên 50, phưong tiện di chuyển chính là thổ mộ. Xe thổ mộ (xe làm bằng gỗ có hai bánh cũng bằng gỗ hai bên thùng xe, thường sơn màu nâu đậm rất thịnh hành ở vùng Bà Điểm, Hóc Môn, Chợ Cầu, Gó Vấp, Bà Chiểu, chợ Đất Hộ (Đakao), Tân Định ra tận đến Sài Gòn. Xe nào cũng có 4 cái mốc, mỗi bên hai cái bên hông xe để người đi treo dép hoặc gồng gánh. Ai đi xe thổ mộ củng phái ngồi xếp bằng, co ro trong thùng xe, xe chật dĩ nhiên chuyện cọ sát với nhau là thường, anh nào còn trai tráng thường phải ngồi phía sau, hoặc ngồi phiá trước đối diện với anh lái xe thổ mộ.

Tìm về di tích lịch sử đất Sài Gòn: Lăng Ông ở Bà Chiểu

Sở dĩ phải viết rõ như vậy vì vẫn có nhiều người gốc Sài Gòn chính hiệu nhưng lại nghĩ 'Lăng Ông Bà Chiểu' là nơi chôn cất của đôi vợ chồng (ông bà) tên Chiểu, mà không biết đó là lăng mộ của Thượng Quốc công Tả quân Lê Văn Duyệt (tức Lăng Ông) được an táng tại vùng đất mang tên Bà Chiểu.




Trong tất cả các lăng mộ ở khắp vùng Sài Gòn - Gia Định, chưa có lăng mộ nào so được với lăng mộ Lê Văn Duyệt về mặt bề thế, kỳ vĩ cũng như về mặt tâm linh, được nhân dân sùng bái, nhang khói mỗi ngày…