Tuổi thơ trong xóm
Xe bò trên đường Lê Lợi cuối thế kỷ 20
Đường làng 15 (đường Lê Quang Định) lúc bấy gìờ hầu hết chỉ có
người đi xe đạp, thỉnh thoảng có vài chiếc mobylette hay xe nhà binh của
Pháp chạy qua, lẫn tiếng xe thổ mộ lóc cóc trên đường. Khoảng đầu thập
niên 50, phưong tiện di chuyển chính là thổ mộ. Xe thổ mộ (xe làm bằng
gỗ có hai bánh cũng bằng gỗ hai bên thùng xe, thường sơn màu nâu đậm rất
thịnh hành ở vùng Bà Điểm, Hóc Môn, Chợ Cầu, Gó Vấp, Bà Chiểu, chợ Đất
Hộ (Đakao), Tân Định ra tận đến Sài Gòn. Xe nào cũng có 4 cái mốc, mỗi
bên hai cái bên hông xe để người đi treo dép hoặc gồng gánh. Ai đi xe
thổ mộ củng phái ngồi xếp bằng, co ro trong thùng xe, xe chật dĩ nhiên
chuyện cọ sát với nhau là thường, anh nào còn trai tráng thường phải
ngồi phía sau, hoặc ngồi phiá trước đối diện với anh lái xe thổ mộ.
xe thổ mộ. |
Ga Xóm Thơm (Gò Vấp Xưa, đầu thế kỷ 20)
Người đi thường là bạn hàng mang hàng xuống từ Hóc Môn, Bà Điểm, chợ Cầu, trái cây, hoa, rau, trầu cau, thuốc rê Gò Vấp.
Trước khi tới quận lỵ Gò Vấp, có ga xóm Thơm (tên địa phương, nhưng
cũng gọi là tên ga Gò Vấp). Ga Gò Vấp là một ga nối vì từ ga này đi ra
các tỉnh miền Trung, Nha Trang, đi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, dĩ nhiên đi
ra Sàigòn (ngừng tại ga xe lửa Mỹ (Mỹ Tho, cũng gọi là ga Sàigòn, bây
giờ là công viên 23/9 gần chợ Bến Thành)-rồi từ ga Saigon đi Chợ Lớn,
Bình Tây hay đi Mỹ Tho. Tuyến đường Gò Vấp Sàigòn được đưa vào xử dụng
ngày 7/9/1897, lúc đầu chạy bằng nưó’c sau bằng điện, từ năm 1913.
Cũng từ sau 1913, các tuyến đường khác được xây dựng từ Gò Vấp đi
Hóc Môn, Gò Vấp đi Lái Thiêu-Thủ dầu Một. Từ chợ Bình Tây Chợ Lớn đi Phú
Nhuận-Đakao-Tân Định.
Chợ Gò Vấp đầu thế kỷ 20
Chợ Gò Váp cuối thập niên 1950
Tuyến xe đi từ Gò Vấp ra Sàigòn
qua Ga Đông Nhì, lúc rạp Đông Nhì (cùng chủ với Đại Đồng Nguyễn văn Học
và Đại Đồng Cao thắng, Bàn cờ, cũng là chủ rạp Đại Đồng Hà Nội di cư
vào Nam, có tài liệu cho biết Đại Đồng Hà Nội là rạp chiếu bóng đầu tiên
của người Việt Nam cho người Việt Nam) Rạp Đông Nhì là rạp bình dân,
chiếu toàn phim cũ nhưng mới hơn Lạc Xuân, có đặc điểm hát thường trực,
lúc nào mua vé vào xem và xem bao lâu cũng được.
Sau khi bỏ khách xuống thì xe
điện chạy đến ga Bình Hòa, ga này nằm đối diện với cây xăng Bình Hòa
hiện tại vẫn còn, mỗi lần xe lửa chạy là có cây chắn ngang hạ xuống chận
lưu thông trên đường Nguyễn Văn Học, xe điện tiếp tục chạy qua khu chợ
Ngã Tư Bình Hòa, dọc theo đường làng 15-đường Lê quang Định ra Bà Chiểu.
Trước 1960, nơi đây vẫn còn dấu vết ga Bình hòa trên tuyến đường Gò Vấp-chợ Bến Thành
Từ Ngã tư Bình Hòa, nếu ta đi trên đường Nơ trang Long (Nguyễn văn
Học) hướng về Thủ Đức và Bình Dương sẽ phải qua ngã Năm Bình Hoà nơi đây
đã xày ra cuộc oanh tạc khốc liệt của máy bay trực thăng năm Mậu Thân
68. Ngã năm là giao điểm của hai đường Nơ Trang Long và Phan văn Trị và
một đường đi vào xóm Lò Vôi thẳng ra luôn tới rạch nước mà bây gìờ gọi
là rạch Bến Bôi. Từ Ngã Năm đưòng Nơ Trang Long đi thẳng qua cầu Băng Ky
đến Cầu Bình Lợi.
Đường Nguyễn Văn Học đoạn gần cầu Bình Lợi trước 75 có hãng
Vissan-Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản-” sản xuất sản phẩm gia súc theo đường
lối dây chuyền và xưởng kỷ nghệ mền len Sakymen (Sài-gòn Kỹ nghệ Mền
Len). Từ Nguyền văn Học quẹo trái về Phan Văn Trị hướng Gò Vấp có công
ty lớn may dệt Vinatexco.
Đường Phan văn Trị có hai ngôi chùa với đồng mả bao quanh, chùa
Thập Phước (Tập Phước) và chùa Bảo An. Hai chùa này cổ này gìờ vẫn còn
tuy nhiên đồng mả bao quanh không còn nũ’a và đất chùa bị thu hẹp rất
nhiều. Ngày xưa, ban đêm ít ai đến vùng này vì nghe tiếng nhiều ma. Má
tôi kể lại chuỵện ngay cả ban trưa, chú tiểu thường thấy bóng người đưa
võng cho mình ngủ mà chùa thì vắng lặng chỉ có một mình
Xe sắp sang Cầu Bình Lợi.
Đường Nơ trang Long (Nguyển văn Học cũ) đi về hướng trường Vẽ, sau
này lại đổi nhiều tên khác như Mỹ nghệ thực hành, Cao Đẳng Mỷ Nghệ, rồi
sau 75 là trường cao đẳng Mỹ Thuật nằm ngay cuối đường Nơ Trang
Long-trên đường Phan Đăng Lưu (Bạch Đằng). Đường Nguyễn văn Học đầu này
này có hàng điệp, phượng vỹ xen lẫn với me. Mùa hè đoạn đường rất đẹp vì
Điệp, Phượng nở đỏ.
Trên đường này có sân vận động Lê Văn Duyệt (không còn nữa, tiếc
thay!) kế đó khu vực nhà thương Nguyển Văn Học, trước 75, khu bịnh viện
được xây dựng lại với Viện Ung Thư và bịnh viện Nguyễn Văn Học, Gia
Định. Khoảng năm 64, khu đất kế bên được người Mỹ giúp xây theo mô hình
hiện đại làm trung tâm thực tập Y khoa cho Đại học Y khoa Sàigòn, trang
bị máy móc tối tân để dạy và trị bệnh, sau đổi thành bệnh viện Gia
Định-sau 75 có tên là bệnh viện Nhân dân Gia Định. Viện Ung Thư là cơ
quan y tế chuyên về ung thư cho cả nước. Viện Ung Thư nay gọi là Viện
Ung Bướu đang trong tình trạng quá tải, nên người dân nói vào cửa trước,
ra cửa sau thẳng vào nhà Xác. Thật sự phía sau các bệnh viện này là nhà
Xác chung.
Gần sân Vận Động Lê Văn Duyệt, thì có rạp chiếu phim Đại Đồng
Rạp Đại Đồng không còn chiếu phim nữa, bây giờ là nhà in.
Cạnh rạp Đại Đồng có cả một khu hồ bơi, rất nổi tiếng thời này, có nhiều
hồ bơi kích thước khác nhau cho đủ mọi hạng người và cả các quán ăn
nhỏ. Khu này đúng ra là một địa điểm giải trí khi xưa- hơn cả hồ tắm Chi
Lăng, nếu ai còn nhớ.
Khu bơi lội vẩn còn-nhưng đầy nhà cửa
Đầu đường Lê Quang Định đối diện với chợ Bà Chiểu, ở góc đường trường
Nam Tỉnh lỵ, có lúc tên là trường Trương Tấn Bửu, những ngày đầu mới
khai sinh trường nũ’ sinh Lê Văn Duyệt tá túc ở trường này và trường Hồ
Ngọc Cẩn trước khi chuyển đến vị trí hôm nay-trên đường Đinh tiên Hoàng
(trước 1975 là Lê văn Duyệt) với cái tên xa lạ Võ Thị Sáu.
Đại Đồng đường Cao Thắng
Trường trung học Hồ Ngọc Cẩn, sau 75 trường tiểu học Nguyển Đình Chiểu
Xe lửa chạy dọc Lê Quang Định ra Bà Chiểu rồi ngừng cho khách lên
xuống, tấp nập. Kẻ đi Đất hộ (Dakao), Saigon, người xuống chợ Bà Chiểu,
đi thăm Lăng Ông, đi xin xâm vì tin rằng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt hiển
linh.
Ga Bà Chiểu năm 1913
Cuối Lê Quang Định, đối diện chợ Bà Chiểu quẹo trái đi vào đường
Hàng Xanh (sau là Bạch Đằng) để đi Thị Nghè hoặc Cầu Sơn Bình Qưới. Nếu
đi thẳng là đường Bùi Hửu Nghỉa (xưa là đường Nhà Thờ.. Rue de L’Eglise)
Xe điện chạy dọc theo đường Bùi Hữu Nghĩa, Gia Định
Lăng Ông Tết Tân Mão 2011
Rời ga Bà Chiểu xe lửa chạy dọc hông chợ theo đường Bùi Hữu Nghĩa
(l’Eglise), qua khu nhà thờ Bà Chiểu qua cầu Sắt tới Đất hộ (Đa kao)
thuộc quận nhất.
Toà Bố-Toà Tham Biện- Gia Định khoảng đầu thế kỷ 20 sau Toà Hành Chánh Gia Định
Cuối đường Lê Quang Định quẹo phải đi đến Toà Bố (Uỷ ban ND Quận
Bình Thạnh bây giờ) , đối diện với tòa bố là cửa sau Lăng Tả Quân Lê văn
Duyệt, kế đó là chợ Bà Chiểu. Đường Chi Lăng (bây giờ là Phan đăng Lưu)
đi ngang trường vẽ (Mỹ Nghệ Thực Hành) đi về hướng Phú Nhuận ngày xưa
gọi là đường hàng Keo vì đường này có trồng hàng cây keo và cũng nổi
tiếng vì bót công an Hàng keo và trường trung học tư thục Đạt Đức.
Đường Bạch Đằng có tên là Hàng Xanh đi ra hướng Thị Nghè, Cầu Sơn.
khúc Cầu Sơn, Bình Qưới xưa là đồng ruộng it ngừo’i ở chỉ có hãng sắt kỹ
nghệ của ông Vỏ Hồng Nho (một thời bầu gánh cải lương Trăng Mùa Thu với
cô đào chánh Bích Sơn, em cô Bích Thuận) thông ra đến sông Sài gòn. Bây
giờ mùa mưa, vùng Thanh Đa, Cầu Sơn, Bình quới thường bị ngập là chuyện
khó tránh, vì nước không có chỗ thoát.
Trên đường Bạch Đằng có rạp chiếu bóng Cao Đồng Hưng, rạp này sinh
sau đẻ muộn so với rạp Huỳnh Long trên đường Châu Văn Tiếp (nay Vũ
Tùng), gần cửa chính của Lăng Ông. Rạp Cao Đồng Hưng trang bị toàn ghế
bằng sắt có lỗ nhỏ, phía sau gần cửa vào thì có cả vài hàng ghế cây, học
trò Hồ ngọc Cẩn rất “thân quen” với rạp này.
Rạp Cao Đồng Hưng bây giờ là tiệm sách.
Lăng Ông 1954,bên phải trước cổng là cây thốt nốt
Cửa chính vào lăng nằm trên đường Chu Văn Tiếp (nay Vũ Tùng)
với đặc điểm có trồng hàng cây thốt nốt
với đặc điểm có trồng hàng cây thốt nốt
Lăng Tả Quân 1970
MộTả quân Lê Văn Duyệt và Phu Nhân Đỗ Thị Phần
Đi xa hơn cổng lăng về hướng chợ Bà Chiểu thì sẽ thấy rạp Huỳnh
Long. Đây là một rạp hát bình dân, hay chiếu phim Việt Nam và Ấn Độ. Rạp
này lúc chiếu phim Tề Thiên Đại Thánh họ cho đốt nhang ở một góc trước
màn chiếu có lẽ vì trong phim có xuất hiện phật bà Quan Âm và Đường Tam
Tạng.
Phía Lăng Ông hướng về Đakao, trước khi đến Cầu Bông có một khu vực có cái tên rầt huyền hoặc “Khăn đen Suối Đờn”
Đây là khu xóm ngày xưa đối diện với trường Lê văn Duyệt. Khu xóm
này kéo dài đến gần Cầu Bông, chiều ngang từ ranh giới đường Lê Văn
Duyệt (Đinh Tiên Hoàng) đến đường Bùi Hửu Nghỉa. Cả khu này và khu
trường Lê Văn Duyệt nằm trong khu đất ruộng nên có nhiều cầu ván để đi,
chính trường Lê Văn Duyệt cũng nằm trên khu dất bồi để giảm thiểu chuyện
ngập nước thường xảy ra trong mùa mưa và do thuỷ triều của rạch Thị
Nghè- mà người địa phương vẫn gọi là sông Cầu Bông. Người xưa cho biết
nơi đây là nơi buôn bán loại khăn đen làm ở Suối Đờn, tên một khu du
lịch nổi tiếng thời trước 1945 ở Thủ Dầu Một (Bình Dương). Loại Khăn Đen
Suới Đờn này được dân Nam ưa chuộng, họ đến đại lý ở đây mua hàng, lâu
dần truyền khẩu thành khu Khăn Đen Suối Đờn, chớ không có điển tích gì
đặc biệt cả.
Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt 2011
Trường Lê Văn Duyệt lúc mới xây xong giống nằm trên một hòn đảo vì
hầu như xung quanh trường là ruộng nước. Một hai năm đầu trường chưa cất
phải tá túc với trường Nam Tỉnh lỵ (rồi Trương Tấn Bửu) và Hồ Ngọc Cẩn.
Tên Cầu Bông bắc ngang rạch Thị Nghè, nhưng đối với dân xưa ai cũng
gọi là sông Cầu Bông không biết do đâu mà có, nhưng có thể ngày xa xưa
người ta tụ tập ở bến sông buôn bán bông?
Ai là người Saìgòn xưa có lẽ còn nhớ bài này, nhại theo bài Trăng
Rụng Xuống Cầu, một thời nổi tiếng với đôi danh ca cũng là cặp vợ chồng
ngoài đời Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết:
“Ai đang đi trên cầu Bông,
Té xuống sông ướt cái quần ni lông
Vô đây em dù trời khuya anh vẫn đưa em về“
(hay là: “Vô đây em chò’ quần khô kêu xích lô em về.”)
Cho tới bây gìờ không ai biết xuất xứ của nó và vì sao, chỉ có điều nặng mùi Nam rặt, bình dân giáo dục nhưng hậu ý tốt.
Qua khỏi cầu Bông là vào quận Nhất, khu Đakao.
Đất Hộ-Đa kao
Đa Kao còn gọi là Đất Hộ, thuộc quận nhất Sàigòn, Đakao có rất
nhiều trường tư thục nổi tiếng như Huỳnh Khuơng Ninh (Đường Huỳnh Khương
Ninh) giờ vẩn còn, Huỳnh thị Ngà (đường Trần Nhật Duật), Les Lauriers
sau đổi tên Tân Thịnh (đường Đinh Công Tráng), Văn Hiến, Việt Nam Học
Đường (đường Đặng Tất), trên đường Phạm Đăng Hưng bây giờ là Mai Thị Lựu
ngày xưa có trường chuyên dạy Anh Ngữ Trần Gia Độ, có lẽ mở cùng thời
với trường dạy Anh Văn Ziên Hồng của hai anh em Lê Bá Kông, Lê Bá Khanh ở
đường Kỳ Đồng.
Xuống dốc cầu Bông trước khi đến Trần quang Khải có tiệm thịt quay,
heo, gà vịt vẫn còn mở đến ngày nay, nhìn xuống sông khoảng thập niên
50s có trại cưa Trần Pháp. Quẹo phải vào đường Trần Quang Khải, phía bên
trái có đình thờ với hình ông cọp trên tường và cây da bên trong sân,
đối diện xéo một chút là bót TQK và đường hẻm đi vô xóm Vạn Chài, phía
ngoài đầu hẻm có trường tư thục Văn Hiến (hiệu trưỏ’ng là Phan Ngô). Kế
đó là rạp Văn Hoa và tiệm cà phê Văn Hoa rất thanh lịch kế bên. Rạp Văn
Hoa sang trọng, có máy lạnh và hệ thống âm thanh tối tân, màn ảnh lớn
nhưng gía rẻ hơn Eden hay Rex.
TQK quẹo vào Nguyễn huy Tự là chợ Đakao, gần chợ có con đường nhỏ
Trương Hán Siêu nơi đây có đền thờ của cụ Phan Chu Trinh, đi thẳng PCT
băng qua Đinh Tiên Hoàng thì gặp bánh cuốn Tây Hồ, thực sự không có gì
đặc biệt nhưng giá bình dân, nơi đây có bán dầu cà cuống.
Nối dài Nguyễn Huy Tự là Phạm Đăng Hưng bây giờ là Mạc thị Lựu,
trên đường này có một chùa cổ, chùa Đakao hay là chùa Ngọc Hoàng .
Chùa Đakao -Ngọc Hoàng Xưa
Chùa Ngọc Hoàng 2011
Nguyển Huy Tự quẹo trái sẻ vào đường Bùi Hũu Nghĩa qua cầu Sắt về
Bà Chiểu. Quẹo phải sẽ gặp đường Nguyễn văn Giai băng qua Đinh Tiên
Hoàng, gần cuối Nguyễn văn Giai là trường Huỳnh Khương Ninh cuối Nguyễn
Văn Giai là Phan Liêm, chạy dọc theo nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi (bây gìờ là
công viên Lê Văn Tám)
Đoạn Đ T Hoàng giới hạn bởi Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu) và
Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) có nhà hàng Pháp rất nổi tiếng như Chez
Albert, La Cigale và hai quán café nổi tiếng Hân và Duyên Anh.
Casino Saigon không còn nữa: bây giờ chỉ là tiệm bán buôn Chè Hiển Khánh
Trước 75, nếu ai có đến vùng này nhất là đám sinh viên, học sinh
lớn ngày xưa chắc đã đến thăm thường Thạch chè Hiển Khánh, tiệm này nằm
sát Casino Đakao, chuyên bán thạch sợi nhỏ trắng với đá bào, chè đậu
xanh nấu đặc, chè thạch đựng trong chén nhỏ, nên đôi khi phải gọi chè
thạch mới đã, bánh xu xê, bánh gai. Mùa nóng đi đâu về ghé đây là tuyệt,
chủ người Nam trung niên lịch sự với khách (đã lâu rồi không nhớ tên
được.) Sau 75, có tiệm chè thạch Hiển Khánh ra mắt bà con -goị là Thạch
chè nhưng nơi đây bán đủ bánh chè và cũng không phải là chủ xưa.
Nếu ai muốn thử đến tiệm bánh cuốn Tây Hồ trên góc đường Đinh Tiên
Hoàng-Huỳnh Khương Ninh. Bánh cuốn nơi đây được làm tại chỗ nên đông
khách. Quán Tây Hồ có từ lâu, trước ở trong khuôn viên đền thờ cụ Tây Hồ
Phan Chu Trinh, nên người ĐaKao gọi là Bánh cuốn Tây Hồ.
Cũng đặt tên như vậy, tiệm mì nổi tiếng Cây Nhãn, lấy tên cây nhãn
được trồng trong sân rộng dùng làm tiệm mì đối diện với khu trường tiểu
học Đakao.
Phía đầu đuờng Hiền Vương trước khi đến nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi
(nay Công Viên Lê Văn Tám) Đa kao có đền đức thánh Trần. Những dịp Tết
hay giỗ Ông, người ta đổ xô vào lễ, gây trở ngại lưu thông trên đường
huyết mạch dẫn vào Ngã Sáu -Công Trường Dân Chủ- Theo các nhà khảo cổ,
Công Trường Dân Chủ là vùng Mả Ngụy- Mồ chôn tập thể của những người
theo Lê Văn Khôi 1833-1835.
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh vương Trần
Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh năm 1231 tại Kiếp Bạc,
xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nguyên quán ở làng Tức Mặc,
huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Vốn có tài quân sự mà cũng không màng
ngôi vua mặc dù được thôi thúc bỏ’i thân sinh Trần Liễu. Ông giúp các
vua Trần ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt. Đặc biệt
những lần chống Nguyên – Mông Cổ lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần
Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của
ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp,
Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên – Mông ra khỏi đất nước.
Sau khi kháng chiến chống Nguyên – Mông
lần thứ 3 thành công. Đất nước thanh bình Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
lui về sống ở Vạn Kiếp. Ông đã dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc
là trung tâm để lập thành phố, bản doanh làm phòng tuyến chiến lược giữ
mặt Đông Bắc của Đại Việt. Ông là một anh hùng đởm lược, được nhân dân
trong vùng tôn vinh, qúy mến. Muà thu tháng 8, ngày 20 năm Canh tý, Hưng
Long thứ 8, tức ngày 5-9-1300 ông mất. Theo lời dặn, thi hài ông được
hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An
Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ. Sau khi ông mất triều đình phong
tặng là Thái sư Thượng Phụ quốc công Tiết chế Nhân Võ Hưng Đạo Vương.
Nhân dân vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lao to
lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ Ông trên nền Vương phủ gọi
là đền Kiếp Bạc. Dân ta kính trọng vinh danh Ông là Đức thánh Hưng Đạo
Đại Vương lập đền thờ Đức Thánh Trần ở nhiều nơi.
Từ đền đức thánh Trần, quẹo trái vào đường Phan Tôn bên hông nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi. Đường Mạc Đĩnh Chi ngày xưa có trạm xe đìện
Xe điện trên đường Mạc Đĩnh Chi, nhìn từ nghĩa trang
Mạc Đĩnh Chi trên đường Phan
No comments:
Post a Comment